TINH DẦU HỒI

Số CAS:
68952-43-2
Tên thực vật:
Illicium verum
Tình trạng:
Tinh khiết và tự nhiên
Chiết xuất:
Chưng cất hơi nước
Mùi:
Ngọt cay đặc trưng
Màu sắc:
Vàng nhạt đến vàng nâu
Thành phần chính:
80% - 90% Trans-anethole
Xuất xứ:
Việt Nam
Công suất hàng năm:
120 Tấn
Tài liệu:
  • Safety Data Sheet
  • Technical Data Sheet

Tổng quan về Trans-Anethole (thành phần chính trong tinh dầu hồi)

Tech-Vina chính thức gia nhập ngành tinh dầu hồi

Tiềm năng phát triển cây hồi tại Việt Nam

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hồi làm tinh dầu 

LẤU MẪU: Tại đây

BÁO GIÁ: Tại đây

PHÂN BỐ

Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới về diện tích và sản lượng xuất khẩu các sản phẩm về hồi ra thị trường thế giới. Tại Việt Nam, hồi được trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc. Từ trước năm 2010, Lạng Sơn là vùng trồng hồi nhiều nhất cả nước. Sau đó, nhận thấy giá trị của cây hồi, nhà nước xây dựng chính sách phát triển lâm nghiệp, cây hồi phát triển thêm ra vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lào Cai,… Hiện tại Cao Bằng và Hà Giang là vùng trồng nhiều hồi để chưng cất tinh dầu nhất cả nước.

Thời gian tốt nhất để mua tinh dầu hồi dự trữ với giá tốt là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Vùng trồng hồi tại Việt Nam

 

Thu hoạch

Đối với thu hoạch cành lá làm tinh dầu:
Nông dân thu hoạch 1 lần trong năm từ tháng 10-11-12. Cành lá được thu hoạch sau đó để héo 1-2 tháng và cho vào chưng cất. 
Đối với thu hoạch quả hồi:
Mùa thu hoạch hoa hồi hằng năm được chia làm 2 vụ. Vụ chính bắt đầu thu hoạch từ tháng 8 đến hết tháng 10. Vụ sau bắt đầu thu hoạch từ tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau. Để thuận tiện cho việc thu hái hồi, trước mỗi vụ thu hoạch, người dân tập trung phát dọn cỏ quanh những gốc hồi cho quang đãng giúp dễ dàng nhặt những bông hoa hồi rụng xuống. 

Mùa vụ thu hoạch cành lá làm tinh dầu hồi


 

Sản phẩm khác

+84866115486